KỸ THUẬT TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ
Đọc thêm
1. Dụng cụ.
- Từ lâu ở Anh người ta quen dùng ống tiêm và kim tiêm Gabriel (Hình minh họa). Ngày nay ống tiêm và kim dùng một lần trở nên phổ biến.- Dụng cụ cũ xem vậy mà thuận tiệ cho thầy thuốc hơn. Kim tiêm Gabriel chỉ chích sâu 1-2 cm nên cũng tránh được tai biến chích quá sâu vào thành ruột già. - Tuy nhiên, ngày nay do nguy cơ lây lan viêm gan siêu vi B và HIV ngày càng rộng nên các tác giả chuộng loại ống chích và kim tiêm dùng một lần.
- Goligher (1984) khuyên mỗi lần chích dùng 5ml Phenol 5% pha trong dầu. Ở Mỹ, các tác giả như Hughes (1957) thích dùng 2 ml cho mỗi lần chích trĩ và dùng quinine-ure nồng độ 2,4% với pH=6.
- Không thấy nghiên cứu so sánh nào về hiệu quả của các chất làm xơ hóa lớp dưới niêm để điều trị trĩ nhưng Keighley cho rằng hiệu quả của các thuốc tương đương nhau.
Kỹ thuật trích xơ hóa búi trĩ |
2. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Nhiều tác giả cho rằng không cần chuẩn bị gì đặc biệt nhưng có một số thích cho bệnh nhân đặt tọa dược có tác dụng nhuận trường trước khi chích trĩ.
- Keighley cho rằng có một số ít phân trong hậu môn-trực tràng không chống chỉ định chích trĩ. Tuy nhiên lượng phân quá nhiều thì không chấp nhận được.
- Nếu lần khám đầu tiên trong trực tràng ít phân chúng ta có thể chích xơ ngay. Đôi khi chuẩn bị ruột già làm có nhiều dịch trong ruột khiến cho việc chích trĩ thành kho khăn hơn là không chuẩn bị gì.
- Bệnh nhân có thể nằm ở tư thế Sims (nghiêng trái), nằm chổng mông hoặc nằm trên một bàn đặc biệt. Keighley nhận thấy tiện nhất cho bệnh nhân là nằm nghiêng nhưng khi chích búi trĩ bên phải – sau thì khó cho thầy thuốc.
3. Kỹ thuật chích.
- Sau khi đặt ống soi cứng vào hậu môn nòng được rút ra. Niêm mạc ruột sẽ che phủ ống soi: chúng ta đang ở phần trên kênh hậu môn. Tại đây niêm mạc trông giống như niêm mạc đại tràng bình thường.
- Goligher (1984) cho rằng búi trĩ ở vị trí phải-sau khó chích nhất nên tác giả này khuyên chích búi trĩ này trước tiên.
- Nếu rút ống soi ra một phần niêm mạc đang màu hồng biến thành màu tím thẫm tức là cuống trĩ là nơi chúng ta tác động để điều trị. Cần quan sát rõ đường lược để chắc chắn là chích vào cuống của búi trĩ nội.
- Thầy thuốc sẽ cầm ống chích có sẵn thuốc, tay kia cầm ống nội soi sao cho thấy rõ cuống trĩ rồi chích kim nằm nghiêng vào sâu 1cm rồi vừa bơm một lượng nhỏ thuốc vừa quan sát bệnh nhân. Khi chích đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn không đau.
- Một số tác giả cho rằng khi chích thuốc đi thẳng vào tĩnh mạch búi trĩ thì bệnh nhân có cảm giác đau nhói bụng trên hay nhói ngực và miệng cảm thấy vị lạ. Chúng ta cần chú ý chi tiết này dù rằng hiếm khi chúng ta đâm thẳng vào búi trĩ.
- Nếu bệnh nhân thấy lạ có nghĩa là chúng ta chích sát rìa hậu môn quá hay chích sâu quá. Trường hợp chích gần đường lược quá cần rút kim ra và chích lại ở vị trí cao hơn.
- Chích đúng là chích dưới niêm mạc và bờ trên của cuống trĩ.
- Nếu khi chích bơm thấy nặng tay và nhất là niêm trắng ra là chích nông quá như vậy dễ gây loét niêm và chảy máu. Trường hợp này phải chích lại đi sâu hơn.
- Keighley khuyến cáo mỗi lần chích chỉ nên dùng 5ml thuốc.
- Khi rút kim nếu chảy máu thì dùng một cục gạc hoặc gòn ép vài phút. Nếu không cầm máu được cần thắt bằng dây thun ngay chỗ chảy máu.
Bài viết liên quan
Bài viết liên quan
Không có nhận xét nào